Hiểu sâu hơn về văn hóa Tây Tạng huyền bí

Đăng bởi HÀ NGUYỄN vào lúc 18/11/2024

Tây Tạng là vùng đất của những đỉnh núi tuyết trắng và những tu viện lâu đời nằm trên cao nguyên Himalaya. Không chỉ sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, nơi đây còn ẩn chứa những nét văn hóa độc đáo bậc nhất thế giới. Một nền văn hóa huyền bí và phong phú, là sự giao thoa giữa văn hóa Ấn Độ, Nepal và Bhutan. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu sâu về những nét độc đáo của văn hóa Tây Tạng, hãy cùng Avitour khám phá nhé!

Hiểu sâu hơn về văn hóa Tây Tạng huyền bí

Phật giáo trong văn hóa Tây Tạng

Phật giáo được coi là tôn giáo lớn nhất của Tây Tạng, được coi là nền móng cho vùng đất linh thiêng. Phật giáo Tây Tạng (hay còn gọi là Phật giáo Mật tông hay Lạt Ma giáo hay Vajrayana) và là một nhánh trong Phật giáo Đại thừa. Phật giáo Tây Tạng có rất nhiều giáo phái khác nhau. Nổi bật trong số đó phải kể đến Gelug, Sakya, Kagyu và Nyingma.

Hiểu sâu hơn về văn hóa Tây Tạng huyền bí

Tôn giáo này đã ăn sâu vào đời sống tâm linh của người dân địa phương, mang theo những giáo lý sâu sắc và những nghi lễ độc đáo. Nó ảnh hưởng đến hết thảy mọi mặt của cuộc sống từ nghệ thuật, kiến trúc đến phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt hàng ngày của người dân Tây Tạng.

Những nét đặc trưng trong Phật giáo Tây Tạng:

- Nghi lễ và nghi thức thường rất cầu kỳ và mang tính biểu tượng sâu sắc. Các nghi lễ Puja, mandala, thỉnh kinh được thực hiện rất phổ biến trong các tu viện và ngôi nhà của người dân.

- Tu viện là trung tâm văn hóa tâm linh ở Tây Tạng. Hầu hết các tu viện đều là các công trình kiến trúc đồ sộ. Đây cũng là nơi tu tập của các nhà sư.

- Phật giáo Tây Tạng chú trọng vào các nghi lễ Mật tông. Các lễ nghi này sử dụng những biểu tượng và bí quyết để giác ngộ.

- Đức Đạt Lai Lạt Ma là người đứng đầu của Phật giáo Tây Tạng. Ngài được người dân xem là hiện thân của Quan Thế Âm Bồ tát.

- Kiến trúc đền chùa độc đáo với mái ngói vàng rực rỡ. Cùng với đó là những bức tranh thangka vô cùng tinh xảo và điệu nghệ.

Kiến trúc Tây Tạng

Kiến trúc Tây Tạng thực sự là di sản quý báu của văn hóa nhân loại. Du khách đến đây có thể ghé thăm công trình kiến trúc nổi bật như:

- Cung điện Potala: Cung điện mùa đông của các Đạt Lai Lạt Ma. Đây là một trong những công trình được xây dựng bằng đất lớn nhất thế giới, sở hữu hàng trăm phòng, điện và hành lang

- Đền Jokhang: Là trái tim của Lhasa. Và là một trong những điểm hành hương quan trọng nhất trong Phật giáo Tây Tạng.

>> Xem thêm: Làng văn hóa Tây Tạng - Tịnh Thổ A Bá - Nơi gìn giữ văn hóa

Cuộc sống thường nhật của người dân Tây Tạng

Hiểu sâu hơn về văn hóa Tây Tạng huyền bí

- Người dân Tây Tạng sống chan hòa với thiên nhiên. Họ tin vào Phật giáo, tin vào luật nhân quả báo ứng.

- Trang phục truyền thống của người Tây Tạng mang đậm nét đặc trưng vùng miền. Áo choàng lông và mũ len dày là trang phục không thể thiếu để thích ứng với thời tiết lạnh giá nơi đây.
- Ẩm thực Tây Tạng chủ yếu chế biến từ sữa, ngũ cốc và thịt cừu. Đến đây, bạn nhất định không được bỏ qua việc thưởng thức trà bơ và món Tsampa truyền thống.

- Lễ hội phong phú như Tết Tây Tạng (Losar), Monlam (lễ cầu nguyện) và Saga Dawa (lễ kỷ niệm ngày sinh, giác ngộ và nhập diệt của Đức Phật).

Hôn nhân trong văn hóa Tây Tạng

Trong văn hóa cổ đại, hầu hết các cuộc hôn nhân ở Tây Tạng đều do cha mẹ quyết định. Con cái bắt buộc phải nghe theo. Không những thế, còn có một hệ thống phân cấp xã hội khắt khe cho cả hai bên tham gia hôn nhân. Ngày nay, đời sống hiện đại, nam nữ Tây Tạng đã được hưởng quyền bình đẳng, tự do yêu đương và tiến tới hôn nhân.

Trang phục cưới Tây Tạng được trang trí rất công phu, tỉ mỉ. Riêng trang phục dành cho cô dâu Tây Tạng thường do nhà trai chuẩn bị và gửi đến nhà gái trước khi tổ chức lễ cưới.

Tục lệ mai tang - Nét kỳ lạ trong văn hóa Tây Tạng

Do đặc điểm tự nhiên đặc trưng và ảnh hưởng từ tín ngưỡng, tôn giáo, tang lễ của người Tây Tạng được chia thành nhiều hình thức khác nhau:

Tháp táng

Là hình thức cao quý nhất và chỉ dành cho những người đáng kính (Đạt lai Lạt ma, Ban thiền Lạt Ma…). Những vị này sau khi viên tịch sẽ được rút hết nước trong cơ thể. Sau đó sẽ được ướp các loại thảo mộc, nghệ tây, lá vàng và đưa vào trong tháp vàng/bạc/gỗ/đất để bảo quản và thờ cúng.

Thiên táng (hay điểu táng)

Hiểu sâu hơn về văn hóa Tây Tạng huyền bí

Là hình thức phổ biến nhất. Người Tây Tạng tin rằng việc hiến dâng cơ thể cho một con kền kền - loài chim linh thiêng. Người ta tin rằng điều này sẽ giúp người chết chuộc lại những tội lỗi đã phạm trong cuộc sống. Đồng thời giúp họ có thể tái sinh.

Hỏa táng

Dù không trọng thể như Tháp táng nhưng Hỏa táng cũng là một hình thức mai táng thể hiện sự tôn trọng đối với những vị Lạt Ma hay quý tộc Tây Tạng. Thi thể các vị này sẽ được đặt trên gỗ để thiêu cháy hoàn toàn. Phần tro cốt sẽ được lên núi.

Thủy táng

Hình thức mai táng này dành cho những người có địa vị thấp trong xã hội. Hoặc với những nơi điều kiện thiên táng không cho phép thì sẽ thực hiện hình thức này. Thi thể sẽ được bọc vải trắng và thả trôi theo dòng nước.

Chôn cất trên cây

Đây được coi là hình thức mai táng tinh khiết nhất ở vùng Nyingchi. Chôn cất trên cây chỉ được phép thực hiện đối với trẻ em qua đời dưới 8 tuổi.

>> Xem thêm: VI VU TRÙNG KHÁNH - THÀNH CỔ TÙNG PHAN TỪ KHÍ KHẨU CỔ TRẤN - HỒNG NHAI ĐỘNG TỊNH THỔ A BÁ - CỬU TRẠI CÂU

Kết luận

Văn hóa Tây Tạng là một kho tàng vô giá chứa đựng những nét đẹp độc đáo của văn hóa nhân loại. Vùng đất này thực sự là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm kiếm sự thanh tịnh, bình yên và khám phá những giá trị độc đáo của nhân loại!

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

Số 46 Cù Chính Lan, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: 024 5678 3838 

Web: www.dulichavitour.com - www.avitour.com.vn

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Hotline: 024 5678 3838
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

avatar
Xin chào
close nav
Tất cả danh mục